Gạo lứt thường được sử dụng trong bữa ăn của người ăn kiêng, những người cần hạn chế chất bột đường… So với gạo tẻ, có thể nói gạo lứt có lợi hơn cho sức khỏe nếu dùng đúng cách.
Gạo lứt là gạo gì?
Bản thân gạo trắng và gạo lứt có cùng nguồn gốc là hạt thóc (lúa), nhưng trong quá trình xây xát tách vỏ,gạo lứt chỉ bỏ đi lớp vỏ trấu và giữ nguyên lớp vỏ cámbên ngoài, là phầnrất giàu vitamin và nguyên tố vi lượng.
Vì thế gạo lứt thường có màu ngà hơn hoặc màu nâu, nâu đen. Khi độ xây xát tăng lên thì gạo lứt cũng sẽ thành gạo trắng.
Gạo lứt với thành phần bao gồm: tinh bột, chất đạm, chất xơ, các nguyên tố vi lượng như magie, canxi, sắt, selen… giàu vitamin như B1, B2, B3, B6… Nó được khuyến khích dùng 2 – 3 lần/tuần, đặc biệt với người muốn ăn kiêng, giảm đường và tăng cường chất xơ.
Để cảm nhận được hết vị ngọt của gạo lứt, cần nhai kỹ hơn đến khi hạt cơm gạo lứt chảy nước, và đó cũng là cách giúp chúng dễ được tiêu hóa hơn.
Tuy nhiên, gạo lứt không chỉ có một loại mà còn nhiều loại khác. Cùng tìm hiểu các loại gạo lứt thông qua bài viết: Gạo huyết rồng và gạo lứt có gì khác nhau?
Tham khảo:Gạo lứt là gì? Tìm hiểu các loại gạo lứt trên thị trường
Lợi ích của gạo lứt với sức khoẻ
Giảm mỡ trong máu (cholesterol máu)
Trong gạo lứt cóchứa nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, carotenoid, axit omega-3, IP6 giúp làm giảm cholesterol, triglyceride, giảm nguy cơ bệnh tim, đột quỵ và mỡ trong máu cao.
Giúp giảm cân
Hàm lượng chất xơ trong gạo lứtgiúp nhanh no, giảm cảm giác đói, giúp chức năng ruột hoạt động tốt hơn, vì nó làm cho tiêu hóa dễ dàng hơn nhiều, tăng cường trao đổi chất và điều hoà glucose hỗ trợ quá trình giảm cân rất tốt.
Xem chi tiết cách giảm cân trong bài viết: Gạo lứt muối mè, ăn càng nhiều giảm cân càng nhanh.
Tốt cho người bệnh tiểu đường
Theo các nghiên cứu cho thấy người ăn nửa chén gạo lứt hàng ngày làmgiảm nguy cơ bệnh đái tháo đường khoảng 60%vì trong gạo lứt chứa nhiều vitamin nhóm B, protein, crom, chất xơ, chất chống oxy hóa,… có vai trò tích cực trong quá trình chuyển hóa glucose giúp ổn định chỉ số đường huyết trong máu hiệu quả.
Giúp tăng cường miễn dịch
Sterol và sterolin là 2 chất quan trọng giúp hệ miễn dịch của cơ thể ngăn chặn được nhiều bệnh, tăng cường lợi khuẩn, loại bỏ virut và đặc biệt là làm chậm lại quá trình lão hóa.
Cải thiện chức năng gan
Vitamin nhóm B, inositol và phospholipid là các chất có chức năng hỗ trợ quá trình giải độc cho gan, tái tạo tế bào gan, hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan hiệu quả. Ngoài ra trong gạo lứt còn có các thành phần Tocotrienol, gamma oryzanol và các chất chống oxy hóa giúp gan tránh được nhiều tác động xấu.
Giảm sỏi thận và loãng xương
Gạo lứt có chứa Vitamin K, IP6 và hàm lượng canxi cao ngăn cản quá trình kết tinh oxalate canxi ở đường tiết liệu, giảm được nguy cơ bị sỏi thận, giảm sự phát triển của sỏi thận giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn.
Bảo vệ tế bào khỏi sự xâm hại của các gốc tự do
Gạo lứt có nhiều chất chống oxy hoá như CoQ10, SOD, axit alpha-lipoic, tocotrienol, IP6, selen, lutein,… giúp bảo vệ các tế bảo khỏi sự tấn công của các gốc tự do.
Gốc tự do hình thành trong quá trình chuyển hóa (hô hấp tế bào) hoặc từ môi trường bên ngoài xâm nhập làm hư hỏng tế bào, tạo nên sự lão hóa, các bệnh tật hoặc làm hỏng DNA hình thành nên tế bào lạ, sinh ung thư.
Hỗ trợ hệ thống thần kinh
Nhờ lượng mangan dồi dào có trong gạo lứt giúp cơ thể tổng hợp chất béo, hỗ trợ hoạt động của hệ thống thần kinh và cả hệ sinh sản của con người. Trong 1 chén cơm gạo lứt cơ thể nhận được khoảng 80% nhu cầu mangan của cơ thể 1 ngày.
Ngừa ung thư đại tràng
Chất xơ có trong gạo lứt thuộc nhóm có lợi hàng đầu giúp ngừa ung thư đại tràng. Chúng gắn với các chất gây ung thư và chất độc trong cơ thể và ngăn không cho bám vào vách ruột.
Ngoài ra, gạo lứt còn là thực phẩm ăn dặm rất tốt cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, theo khuyến cáo không nên dùng quá nhiều và quá thường xuyên để tránh thiếu dưỡng chất và phản tác dụng. Hy vọng qua bài viết này giúp bạn biết được các lợi ích của gạo lứt, hãy bổ sung vào chế độ ăn của mình ngay nhé.
Nguồn: Tạp chí Sức khỏe và đời sống
Kinh nghiệm hay Organix.vn