Đặc tính
+ Nước mắm cá cơm truyền thống được thủy phân từ cá cơm, phơi nắng để không khí tiếp xúc, sử dụng men tiêu hóa có sẵn trong ruột cá để ức chế vi khuẩn, chuyển protein trong thịt thành đạm dễ hấp thụ.
+ Cách chế biến nước mắm truyền thống của người dân Lagi là ủ chượp theo phương pháp gài nén. Cá cơm được trộn đều với muối ăn theo tỷ lệ xấp xỉ 3:1 rồi cho vào thùng gỗ lớn, dung tích thường dùng từ 2.5 - 8 m³, rồi rải muối gài nẹp đè đá bên trên để nén. Cách này gọi là "chượp"
+ Sau 12 tháng, khi chượp "chín", nước mắm hình thành trong suốt, có màu từ vàng rơm đến cánh gián, mất mùi tanh và thay vào đó có mùi thơm đặc trưng, được rút đợt đầu gọi là nước cốt.
Thành phần
+ Cá cơm 75%
+ Muối sạch (Nacl)
+ Không dùng phụ gia thực phẩm : Không chất bảo quản, không phẩm màu, không hương liệu.
Chỉ tiêu chất lượng
Sử dụng
+ Làm nước chấm trực tiếp
+ Làm gia vị chế biến thực phẩm khác
Bảo quản và cảnh báo
+ Để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp
+ Không sử dụng sản phẩm khi có mùi vị lạ
+ Hạn sử dụng 24 tháng kể từ ngày sản xuất.